Ngày nay, với sự hỗ trợ của Google Display Network từ Google Adwords (Google Ads), việc chạy quảng cáo trên các trang web đã trở nên đơn giản hơn nhiều, không còn là công việc quá khó khăn hay tốn kém. Cùng EASTMIDLANDS tìm hiểu GDN là gì nhé.

Tại Việt Nam, quảng cáo Google Display Network phần lớn được dùng để quảng bá, tăng độ phủ thương hiệu chứ ít nhằm mục đích bán hàng như Facebook Ads.
GDN là gì?
GDN là từ viết tắt của Google Display Network – một dạng quảng cáo hiển thị của Google, gồm các đối tác là trang web lớn cho phép sử dụng GDN hỗ trợ quảng cáo banner về dịch vụ, sản phẩm của mình.
GDN sẽ chèn ads vào những website được tuyển chọn kỹ lưỡng để người dùng dễ thấy khi truy cập, mua sắm hay đọc tin tức. Hình ảnh, banner, media có câu từ cuốn hút rất phù hợp với Google Ads dạng này. Hình thức quảng cáo nhờ GDN cũng giống như trên báo hay tạp chí, bạn dễ dàng lướt qua nhanh chóng để đi đến nội dung bạn đang muốn tìm kiếm.
Theo cách dễ hiểu hơn, lúc người dùng đang thực hiện hoạt động nào đó, GDN sẽ hiển thị những trang bên ngoài kết quả tìm kiếm organic.

Tại sao các doanh nghiệp lớn ưa chuộng hình thức quảng cáo GDN?
Mục đích chính của quảng cáo GDN đó là quảng bá, tăng độ phủ cho thương hiệu nhưng có rất ít công ty nhỏ ở Việt Nam đầu tư vào GDN vì họ cho rằng hình thức quảng cáo này kém hiệu quả, không có tỷ lệ chuyện đổi ngay lập tức cho công ty. Nếu không tính những đơn vị chạy Google Remarketing, bạn sẽ thấy quảng cáo GDN hầu hết đều là các công ty trong lĩnh vực bất động sản, xe hơi hoặc những ông lớn ngành FMCG.
Google Remarketing có cơ chế hiển thị quảng cáo giống hệt Google Display Network.
Xem thêm: Case Study Là Gì? Cách Sử Dụng Case Study Trong Chiến Lược Marketing
Ưu điểm của hình thức quảng cáo GDN
Vì sao các ông lớn trong ngành liên tục đổ tiền vào hình thức quảng cáo này, hãy xem một số lợi ích không thể bỏ qua của GDN dưới đây:
- Đa dạng các mẫu quảng cáo gồm ảnh tĩnh, ảnh GIF, text, video…
- Khả năng tiếp cận lớn mang lại độ phủ sóng cao, giúp gia tăng uy tín và tầm ảnh hưởng của thương hiệu.
- Thay đổi mẫu, thông điệp quảng cáo một cách dễ dàng theo từng chiến dịch.
- Mở rộng đối tượng khách hàng nhanh nếu biết cách chạy ads trên những bài viết, website cùng lĩnh vực hoặc cận lĩnh vực.
- Remarketing (tiếp thị lại) đối với những người đã vào website của mình để tăng touch point (điểm tiếp xúc với khách hàng) giúp gia tăng khả năng mua hàng.
- Hỗ trợ cho SEO.
Nhược điểm của hình thức quảng cáo GDN
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, GDN cũng có nhược điểm. Vị trí quảng cáo của GDN được xếp rất ngẫu nhiên, đây được xem là nhược điểm lớn nhất của hình thức này vì không kiểm soát được vị trí xuất hiện. Với sự cạnh tranh thị trường khốc liệt như hiện nay, có thể không chỉ mình bạn chạy GDN, đối thủ cũng có thể chạy GDN trên cùng một vị trí với bạn. Vấn đề này sẽ gây ra sự nhầm lẫn giữa các công ty trong suy nghĩ của khách hàng. Đây chính là nguyên nhân các công ty nhỏ có ít ngân sách cho việc chạy quảng cáo sẽ không chọn GDN.
Nhìn chung, so với rất nhiều ưu điểm mà Google Display Network tạo ra thì nhược điểm trên cũng chẳng đáng là bao. Nếu muốn bắt đầu chạy thử quảng cáo GDN, bạn nên chạy thêm cả Google Remarketing để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Do đó nếu phải bỏ ra 1 triệu đồng mỗi ngày để chạy GDN, thì bạn đừng tiếc thêm 2 – 300 nghìn để chạy Remarketing nhằm đem lại hiệu quả quảng cáo cao hơn.
Google Display Network có độ bao phủ rất rộng cùng nhiều cài đặt targeting nên biết cách quản lý, cài đặt vị trí sẽ góp phần quan trọng để làm nên một chiến dịch GDN thành công. Ngay từ đầu hãy mở rộng phạm vi, đối tượng rồi dần điều chỉnh thu hẹp lại theo kết quả đạt được để không quá lạm dụng mà làm mất đi lợi thế thực sự của hình thức quảng cáo GDN này.
Chúc bạn thành công với Google Display Network và đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất tại đây nhé!